Kết quả tìm kiếm cho "áo ba lỗ nữ"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 709
Không biển hiệu hào nhoáng, không giờ làm cố định, nghề xe ôm là cuộc mưu sinh lặng lẽ trên từng cung đường nhỏ. Sau tay lái ấy là những phận người bền bỉ với cuộc sống. Từ người đàn ông luống tuổi nuôi thân bằng cuốc xe vài chục ngàn, đến người phụ nữ dầm mưa, dãi nắng lo toan cho gia đình. Mỗi vòng quay bánh xe là một lát cắt cuộc đời, giản dị mà sâu sắc.
Mờ sáng, núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn) còn chìm đắm trong mây mờ lãng đãng, tạo nên khung cảnh huyền ảo, thơ mộng. Khi những giọt nắng ban mai khẽ khàng xuyên qua từng nhành cây, kẽ lá, khiến cho cảnh vật chợt bừng tỉnh sau giấc ngủ dài.
Một phụ nữ Việt Nam được thế giới tôn vinh như biểu tượng của điêu khắc hiện đại, với bảy hình khối để kể chuyện, chiêm nghiệm và đối thoại vượt thời gian. Một tâm hồn luôn đau đáu về cội nguồn, đã chọn Huế làm nơi quay về, hiến tặng toàn bộ sự nghiệp nghệ thuật với mong muốn duy nhất: Nghệ thuật phải được sống tiếp.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái ở Nghệ An vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự ghi nhận xứng đáng đối với công lao gìn giữ văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái, mở ra cơ hội phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế bền vững và nâng cao giá trị văn hóa bản địa trong tiến trình hội nhập.
Là những nỗi niềm của đào, kép, của cả gánh hát rày đây mai đó. Là lát cắt đầy rực rỡ nhưng không ít thăng trầm của nghề. Là những tiếng cười pha lẫn tiếng thở dài trong đêm khuya ồn ã…
Đến Tam Cốc - Bích Động, quần thể danh thắng quốc gia nổi tiếng nằm ở Ninh Bình vào một ngày mưa lất phất, sông Ngô Đồng gợn nhẹ những con sóng nhỏ mang vẻ đẹp rất riêng...
Mùa du lịch hè đã bắt đầu sôi động. Để thu hút khách, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai hàng loạt chương trình kích cầu, cùng các sự kiện, hoạt động kết nối du lịch – văn hóa – thương mại nhằm thúc đẩy tăng trưởng du lịch.
Giữa cảnh quê thanh bình, cuộc sống của nhiều mảnh đời cơ cực vẫn âm thầm trôi qua trong lặng lẽ. Như bà Võ Thị Cúc đã ngoài 60 tuổi, mỗi ngày đều xách giỏ ra đồng mò ốc, kiếm từng đồng lo thuốc men cho đứa con bệnh tật và miếng cơm cho gia đình. Còn anh Trần Ngọc Phú thì đang chống chọi với căn bệnh lao phổi nặng, mất khả năng lao động, một mình vợ anh phải quán xuyến gia đình, chăm sóc anh và các con.
Huyện Mèo Vạc (Hà Giang) không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hay bản sắc văn hóa độc đáo của 17 dân tộc anh em, mà còn bởi sự bình yên, mộc mạc trong nhịp sống đời thường của bà con nơi thôn bản vùng cao biên giới. Chính những điều giản dị ấy đã khiến Mèo Vạc hiện lên như một bức tranh sống động, đầy chất thơ; nơi mà bất kỳ ai từng một lần đặt chân đến cũng mang theo cảm giác quyến luyến chẳng muốn rời.
Tôi không ngồi trong lớp học năm ấy, chỉ đứng ngoài cổng trường nhìn vào. Nhưng phượng vẫn đỏ trên đầu, hoa vẫn rơi xuống chân, như chẳng phân biệt tôi là người bán hàng rong, hay có từng bước qua lớp học hay chưa.
Không quá ồn ào, không bốc khói, xe điện xuất hiện một cách âm thầm, góp phần viết lại nhịp sống giao thông nơi đô thị tỉnh lẻ.
Những năm 70 của thế kỷ 20 đã ghi dấu ấn đẹp của một thế hệ học sinh-sinh viên Việt Nam với phong trào "Xếp bút nghiên lên đường ra trận." Đây không chỉ là câu chữ của những thanh niên yêu nước, đó còn là ý chí và niềm tin ở ngày mai chiến thắng.